Quất Trung Bí Tái Xuất - Sách Cờ Tướng

Lượt xem: 10319

Quất Trung Bí Tái Xuất

Tác giả: Vương Bình

Quốc gia: Việt Nam

Người đăng: Công Trí

Xem: 10319    Tải: 16  

Hướng Dẫn Tải File

60 COIN Tải File: Quất Trung Bí Tái Xuất
Phí Tải ~ 6,000 đ

Bạn cần phải Đăng nhập để tải file Quất Trung Bí Tái Xuất
Nếu bạn chưa có tài khoản thì Đăng ký miễn phí tại đây



Quất Trung Bí Tái Xuất





Tìm hiểu về Quất Trung Bí


Quất Trung Bí là cuốn sách cờ Tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử cờ Tướng từ cổ chí kim.

Từ 400 năm trước người ta đã say mê đọc, nghiên cứu và đến nay vẫn được tìm đọc và nghiên cứu.

Trước tiên Quất Trung Bí giải đáp được những vấn dề mà bất cứ người chơi cờ Tướng nào cũng gặp phải: đâu là những nước đi chính xác, đâu là những nước đi sai lầm, đi tiên có thắng không, chấp tiên có thắng không, chấp một Mã có thắng không, thậm chí chấp hai Mã có thắng không, những thế cờ tàn nào thì thắng, thế nào thì hòa,…

Quất Trung Bí trình bày hàng loạt thế trận quan trọng nhất trong cờ Tướng mà bất cứ người chơi cờ nào cũng sẽ gặp phải.

Thật ra trước khi Quất Trung Bí xuất hiện (năm 1632) người ta đã thấy lưu hành trong làng cờ một số quyển kỳ phổ. Đó là các quyển “Mộng nhập thần cơ” ra đời khoảng giữa thế kỷ 14; “Bách biến tượng kỳ phổ” ra dời năm 1522; “Kim bằng bí quyết” khoảng đầu thế kỷ 16 và “Thích tình nhã thú” của Từ Chi xuất bản năm 1570. Trong các quyển trên, hầu hết đều thiên về cờ tàn và cờ thê, chỉ có Kim bằng bí quyết có nói về cờ bàn mà chủ yếu là trận Thuận Pháo. Nhưng rất tiếc là quyển này ngày nay vẫn chưa ai tìm được nguyên bản nên không rõ tác giả là ai và nội dung thế nào để thẩm định giá trị. Còn quyển “Thích tình nhã thú” của Từ Chi gồm mười tập, với 8 tập đầu trình bày cờ tàn và cờ thế, 2 tập sau trình bày trận Thuận Pháo nhưng ghi rõ sao chép từ “Kim bằng bí quyết”. Chính nhờ dó mà ngày nay người ta biết được phần nào nội dung của cuốn kỳ phổ này.

Sau Quất Trung Bí từ cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20 người ta thấy có hơn 10 cuốn kỳ phổ lần lượt ra đời. Một số sách này cũng thiên về cờ thế và cờ tàn như: Thao lược huyền cơ (1707), Tâm vũ tàn biên (1800), Bách cuộc tượng kỳ phổ (1801), Trúc hương trai (1817), Lạn kha thần cơ (1843), Tiêu song dạt phẩm (1879). Một số sách khác có đề cập đến cờ bàn nhưng chủ yếu nghiên cứu trận Pháo đầu đôi Bình Phong Mã. Có một số quyển đề cập đến trận Thuận pháo nhưng hầu hết đều sao chép từ Quất Trung Bí mà ra. Như Mai hoa tuyền của Đồng Thánh Công biên soạn năm 1800 do Tiết Bính hiệu đính (a), Tự xuất động lai vô địch thủ của Thuần Dương đạo nhân, ra đời cũng khoảng đầu thế kỷ 19. Ngay quyển Mai Hoa phổ của Vương Tài Việt xuất bản khoảng 1690 là một quyển kỳ phổ lừng danh thời đó về trận Bình Phong Mã phá Pháo đầu, khi viết về trận Thuận Pháo cũng chỉ sao chép lại từ “Quất phổ”. Nếu có sáng tạo thì đáng chú ý nhất là quyển Phản Mai Hoa của Ba Kiết Nhân (dân tộc Mãn) biên soạn vào khoảng cuối thế kỷ 19. Rất tiếc quyển này trước kia chỉ là bản chép tay nên không lưư hành rộng rãi. Cho đến khi Dương Kiếm Hồng dem “tàng bản” của mình ra phổ biến trên tạp chí “Tượng kỳ chiến” xuất bản tại Hồng Kông năm 1950 và năm 1962, tạp chí “Tượng kỳ nguyệt san” ở Quảng Châu phổ biến thêm nhiều ván cờ và các nước biến thì người ta mới biết rõ hơn về tác phẩm này. Chính những sáng tạo của Ba Kiết Nhân dã tác dộng mạnh để làng cờ hiện đại tìm tòi, sáng tạo thêm nhiêu cái mới khiến cho trận Thuận Pháo càng phát triển mạnh mẽ.

Đi sâu tìm hiểu kho tàng sách cổ là để thẩm định giá trị của từng quyển, đặc biệt là phần nghiên cứu trận Thuận Pháo để khẳng định: “Quất Trung Bí” xứng dáng là quyển kỳ phổ tiêu biểu nhất của trường phái cổ điển trong thế trận Thuận Pháo.

Vì sao vậy?



Giới thiệu Quất Trung Bí


Quất Trung Bí (The Aecret Inside the Orange) được xuất bản năm 1632 do Đông Hải Chu Tấn Trinh (biên soạn, sau này các cháu chắt là Chu Nhĩ Nghiệp và Chu Cảnh Tiêu hiệu đính, bổ sung). Sách gồm 4 tập, hai tập đầu trình bày cờ bàn, hai tập sau nói về cờ tàn và cờ thế. Phần cờ bàn có nhiều thế trận như: Pháo đầu phá Đơn đê Mã – Pháo đầu phá Triền giác Mã — Bình phong Mã phá Pháo đầu — Trận Liệt Pháo — Cách chấp một nước tiên – Cách chấp hai nước tiên – Cách chấp một Mã và hai Mã, nhưng nổi bật và phong phú nhất là trận Thuận Pháo, chia ra phần “Đắc tiên” tức là đi tiên thắng và phần “Nhiêu tiên” chấp một tiên và đi hậu thắng. Nếu tính chung thì có 18 ván Thuận Pháo với 185 thế biến! So với các quyển kỳ phổ thời trước thì chỉ riêng phần này đã là một công trình khá qui mô, khó có tác phẩm nào sánh kịp.

Phải nhìn nhận Chu Tấn Trinh đã xây dựng rõ các chiến lược, với tư tưởng chủ đạo là tấn công liên tục, khai thác triệt để mọi sai lầm của đối phương để giành chiến thắng nhanh nhất. Rõ ràng ngay trong bố trí quân, mục tiêu được đề ra là bằng mọi giá phải “chém đầu Tướng địch” càng nhanh càng tốt, bất chấp các tổn thất có thể xảy ra. Chính với quan niệm nàyv họ Chu đã tạo cho thế trận Thuận Pháo lối chơi tấn công căng thẳng, quyết liệt. Quan niệm vê “quân” và “thế” của Chu rất rõ ràng: “Bỏ quân thì cần giành được nước tiên. Bắt quân chớ để bị thất thế” (Khí tử tu yếu đắc tiên, Tróc tử mạc giáo lạc hậu). Quan niệm cho đến nay vẫn dược các kỳ thủ đồng tình.

Điều độc đáo nổi bật của Quất Trung Bí là kỹ thuật điều binh thần tốc và nghệ thuật chơi đòn phối hợp, kết thúc cuộc chiến rất ngoạn mục và đầy ấn tượng. Cho đến giờ ai xem đoạn kết thúc cũng đều phải khâm phục óc thông minh tuyệt vời của bậc kỳ tài cách đây gần 400 năm! Tất nhiên tác giả không tránh khỏi nhầm lẫn hoặc sai sót ở một vài chỗ.

Ngay kiểu chơi nhảy Mã trong mà ngày nay coi là một đặc trưng của trường phái hiện đại thì Chu Tấn Trinh cũng đã đề cập rồi, sau này Ba Kiết Nhân phát triển thêm. Rất tiếc thời đó các tay cờ còn chưa vận dụng nhiều nên Chu Tấn Trinh trình bày rất sơ lược.

Tuy nhiên, so với trình độ của các kỳ thủ ngày nay thì “Quất Trung Bí” còn nhiêu hạn chế. Đó là về lý thuyết, tác giả thiên vị một bên, cho bên này đi những nước chính xác còn bên kia lại mắc nhiều sai sót, lầm lẫn, để kết thúc nhanh ván cờ. Xây dựng tư tưởng tấn công là đúng nhưng luôn đi những nước đối công, bất chấp nguy hiểm thì cần xét lại. Vì điều này không còn phù hợp với lối chơi ngày nay là “tấn công chắc chắn, phòng thủ vững vàng”. Cuối cùng là do hạn chế về phương pháp trình bày nên cách sắp xếp chưa khoa học, nêu các biến lộn xộn khiến người đọc khó tiếp thu và khó nhớ, nhất là đối với những người trình độ còn non.

Mặc dù có một số mặt hạn chế nhưng đánh giá chung thì đây vẫn là một tác phẩm rất quí, rất dáng trân trọng, bồi vì ảnh hưởng của nó từ khi xuất hiện đến nay. Cách đây 50 năm nó là một trong những quyển kỳ phổ được các cao thủ “gối đầu giường”. Nếu nói Mai hoa phổ của Vương Tái Việt là một tài liệu tổng kết xuất sắc trận Bình phong Mã phá Pháo đầu từ thế kỷ 14 đến ihế kỷ 17 thì Quất Trung Bí của Chu Tấn Trinh cũng là một tài liệu tổng kết tài tình trận Thuận Pháo từ thê kỷ 12 đên thê kỷ 16. Chính 2 tác phẩm này đã góp phần to lớn trong việc phổ biến cờ tướng rộng khắp nhiều quốc gia Châu Á và nâng cao trình độ người chơi một cách đáng kể.

Với những đặc điểm và lý do trên, Quất Trung Bí được coi là một quyển kỳ phổ chủ yếu dạy chơi Thuận Pháo, xứng đáng là tác phẩm tiêu biểu của trường phái cổ điển.

Cuối cùng cần nói rõ thêm về tên sách: Quất Trung Bí có nghĩa là “bí quyết hoặc bí mật trong trái quít” lấy từ điển tích một người mê cờ mong muốn tìm người tài giỏi để thụ giáo. Ngày nọ anh ta bắt gặp một trái quít lạ, tách ra xem
thì thấy hai ông tiên đang ngồi dánh cờ bên trong. Từ đó người ta dùng điển tích này để nói về chuyện chơi cờ. Chu Tấn Trinh đặt tên sách như vậy với ngụ ý: đây là bí quyết của cờ tiên! Tuy có vẻ không khiêm tốn nhưng vừa gọn vừa có ý nghĩa.

Theo cách hệ thống hóa, trận Thuận Pháo được chia làm 4 phần chính:

1. Chiến lược hoành Xa phá trực Xa: là phần đắc tiên
2. Chiến lược hoành Xa bị trực Xa phá
3. Chiến lược trực Xa phá hoành Xa
4. Chiến lược trực Xa bị hoành Xa phá

Sách có các phần “Phàm lệ”, “ca quyết” và “toàn chỉ” tức là “lời tựa” và khái quát các bài học kinh nghiệm của từng thế trận cho người dọc dễ nhớ. Xin trích đoạn trong “ca quyết” dạy cách đánh Pháo đầu.



Đương đầu Pháo quyết

Khởi Pháo tại trung cung,
Tỉ chư cuộc giao hùng.
Mã thường thủ trung Tốt,
Sĩ thượng Tướng phòng không.
Tượng yêu Xa tương hộ,
Tốt nghi tả, hữu công.
Nhược tương Pháo lâm địch,
Mã xuất độ hà tùng.

Xin tạm dịch:



Bí quyết đánh Pháo đầu

Trước tiên Pháo vào cung,
So ra mạnh vô cùng.
Mã luôn giữ Chốt giữa,
Sĩ lên che Tướng trung.
Tượng cần Xe yểm trợ,
Cho hai cánh nên bung.
Nếu đem Pháo lâm trận.
Mã sang sông theo cùng.



Sĩ giác Pháo quyết


Pháo hướng Sĩ giác an
Xa hành nhị lộ tiền
Quá hà xa pháo thượng
Pháo hưu mã tương liên
Xe tiên đổ sĩ tượng
Mã tướng pháo hướng tiền
Địch nhân khinh bất thủ
Tróc tướng hữu hà nan.



Bí quyết trận Sĩ giác Pháo


Góc Sĩ, Pháo nằm yên
Hai Xe xuất trận tiền
Quá hà Xe Pháo thượng
Pháo và Mã kết liên Xe đánh
tung Sĩ Tượng Mã Pháo cùng
xông lèn Địch quân không lo
thủ Tướng tất bị bắt liền.

Cái “chiểu Sĩ giác Pháo quyết” này chuyên để phá những kỳ thủ như chú Mơ, tức là ham công lơ là thủ.



Phi Pháo quyết


Pháo khởi biên tái thượng
Phiền tốt thế như phi Hoàng
tịch đương thủ diệu Xung
tiền lạc giác nghi Thừa hư sĩ
khả đắc Hữu khích Tượng tiên đổ Hiệp phụ tu xa lực
Tung hoành mã dịch kỳ.



Bí quyết chơi phi Pháo


Pháo đánh phá ngoài biên Nhằm Tốt tiêu diệt liền Pháo
Công vào chính diện Rồi Pháo giác góc biên
Nhằm vào Sĩ chờ sẵn Thừa cơ diệt Tượng liền
Nhờ vào Xe yểm trợ Mã tung hoành ngang nhiên.



Tượng cuộc quyết


Tượng cuộc thế thường an Trung cung sĩ tất uyên Xa liên hà thitợng lập Mã tại hậu giá lan Tượng nhãn thâm phong bế Trung tám Tốt mạc tiền Thế thành phươìig động Pháo Phá địch lưỡng bằng biên



Bí quyết trận phi Tượng


Cuộc Tượng thường bình yên
Trung cung Sĩ kết liên Xe lên hà giữ vững Mã sau che chắn liền Đề phòng mắt Tượng tắc Tốt trung tăm khó lên Vững thế mới dùng Pháo Phá địch nhằm hai bển



Phá Tượng cuộc quyết


Nhất pháo tại trung cung Uyên ương mã khứ công Nhất xa hà thượng lập Trung tốt hướng tiền xung Dần xa bế tượng nhãn Pháo tại hậu tương tùng Nhất mã hoán nhị tượng Kỳ thế tất anh hùng



Bí quyết phá trận phi Tượng


Pháo nằm ở trung cung Mã cả đôi cùng công Một Xe tuần hà trước Tốt giữa cứ xung phong Thọc Xe cản mắt Tượng Pháo phía sau giáp công Một Mã đổi hai Tượng Thế dũng mãnh vô cùng